Những nỗi buồn sau Bước nhảy Hoàn vũ 2010

Đêm chung kết đáng lý phải mang lại những giây phút vui cười thích thú, những tràng pháo tay cổ vũ liên hồi cho người xem với những điệu nhảy có giá trị kỹ thuật, nghệ thuật cao, nhưng ngược lại đã là một sự thất vọng.

Bước nhảy Hoàn vũ 2010 đã qua, nhưng đã để lại cho nhiều người xem, trong đó có tôi, vài nỗi buồn khôn nguôi.

Những nỗi buồn sau Bước nhảy Hoàn vũ 2010   Buoc nhay hoan vu 2013
Ngô Thanh Vân – Tisho trong điệu Chachacha đêm chung kết. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng.

Nỗi buồn thứ nhất là BNHV gần như là cuộc thi múa hơn là một cuộc thi khiêu vũ. Đêm chung kết đáng lý ra phải mang lại những giây phút vui cười thích thú, những tràng pháo tay cổ vũ liên hồi cho người xem với những điệu nhảy có giá trị kỹ thuật cao và nghệ thuật về bộ môn khiêu vũ, nhưng ngược lại đã là một sự thất vọng cho tôi và nhiều người xem vì phải chứng kiến một điệu múa Ấn Độ và một điệu múa dân tộc vùng cao trong bài thi Freestyle (thường là một bài thi khó và quyết định). Nữ vũ công chuyên nghiệp Anna T trong đêm chung kết mùa 10 của Dancing with the stars (DWTS) đã nói, cô ấy có thể nhảy điệu Paso Doble 100 lần nhưng không thể nhảy điệu Freestyle dù chỉ một lần. Và một bài thi khiêu vũ Samba chỉ có những động tác lắc vai lắc hông như thế mà được cả 3 ông bà giám khảo cho điểm 10.

Lúc ban đầu thì mọi người cứ bảo BNHV nhiều tính giải trí hơn kỹ thuật, đến khi chấm điểm các giám khảo lại nêu ra những điểm yếu về kỹ thuật của các thí sinh, và như lời nhận xét của giám khảo Lê Hoàng, chỉ là múa thay vì là nhảy.

Những nỗi buồn sau Bước nhảy Hoàn vũ 2010   Buoc nhay hoan vu 2013
Đoan Trang – Evgeni đưa hình ảnh đôi trai gái dân tộc H’mong vào bài nhảy Freestyle. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng.

Kế đến là nỗi buồn về chất lượng và kỹ thuật ánh sáng, âm thanh và quay hình. Tôi đã xem nhiều chương trình trên VTV4, nhưng chỉ duy có BNHV phải thành thật mà nói là rất ư tệ hại. Ví dụ như trong đêm chung kết, tôi chỉ thấy toàn màu xanh dương, sáng chẳng ra sáng, tối cũng chẳng ra tối, việc quay hình đôi khi cứ lấp lửng và các góc quay thiếu tính chuyên nghiệp. Nhất là âm thanh thì nhất định kém xa âm thanh của Thay lời muốn nói của HTV.

Nỗi buồn kế tiếp của tôi là về phần hai người dẫn chương trình Thanh Bạch và Thanh Vân. Tôi nghĩ hai MV của BNHV nên xem và học hỏi cách dẫn chương trình có trình độ chuyên nghiệp của ông Tom và cô Brooke, 2 người dẫn của DWTS và Cat Deely, dẫn chương trình của So you think you can dance, để làm tốt phần việc của mình trong BNHV 2011. Thanh Bạch hay tự biên tự diễn và thường ra ngoài trách nhiệm của mình.

Những nỗi buồn sau Bước nhảy Hoàn vũ 2010   Buoc nhay hoan vu 2013
Điệu Samba của Đoan Trang bị cho là có quá nhiều động tác lắc vai lắc hông. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng.

Nỗi buồn sau cùng là về các vũ công nước ngoài. Việc giao tiếp về khiêu vũ giữa các thí sinh và các vũ công nước ngoài không được phong phú và ít hiệu quả vì vốn liếng tiếng Anh hạn chế của cả thầy lẫn trò. Tôi cho là họ có thể là những vũ công thi đấu tốt, nhưng chưa có khả năng và kinh nghiệm như các tay nhảy chuyên nghiệp của DWTS để biên đạo tốt và dạy tốt. Vì vậy các thí sinh của BNHV đã không thể được tập luyện tốt để thi nhảy tốt như mong muốn của khán giả. Họ sử dụng Tricks hơi nhiều thay vì phải có nhiều bước cơ bản có chất lượng của mỗi điệu nhảy. Trong DWTS, vài người chuyên nghiệp từng có nhiều thành tích thi đấu cấp quốc gia và quốc tế nhưng phải rời DWTS sớm sau một hay hai tuần đầu, vì họ không thể là một nhà biên đạo tốt, người thày dạy tốt, và họ đã được cho nghỉ việc sớm.

Tôi hy vọng BNHV năm 2011 sẽ có chất lượng tốt hơn về mọi phương diện để không phụ lòng người xem đã nhiệt tình với BNHV nói riêng và phong trào khiêu vũ trong nước nói chung.

BACK TO TOP